VSP PRO TOMORROW NIGHT IN HCMC
Không giống như Boxing nghiệp dư, nơi vận động viên được trả lương bởi những đội tuyển tỉnh, thành phố hay quốc gia mà họ đang đầu quân tập luyện, cùng với số tiền thưởng dựa trên thành tích thi đấu, các võ sĩ Boxing chuyên nghiệp giống như những người kinh doanh tự do, mà sản phẩm ở đây chính là các trận đấu và hình ảnh của họ.
Trong đó, vai trò của các nhà quảng bá (promoter) là rất quan trọng.
Các nhà quảng bá - hay chúng ta vẫn thường biết tới với tên gọi những "ông bầu" có nhiệm vụ mang về những hợp đồng cho võ sĩ. Hiện tại, trên thế giới các nhà quảng bá sẽ kiếm tiền theo 4 cách chính sau đây.
- Tiền bán vé xem trực tiếp: đây là khoản thu dễ tính toán cụ thể nhất dựa trên giá vé và số lượng vé bán ra qua từng sự kiện.
- Tiền bản quyền truyền hình: tương tự như bán vé trực tiếp, các nhà quảng bá sẽ bán trận đấu cho các đơn vị phát sóng, thu phí từ các khán giả xem truyền hình.
- Tiền tài trợ - quảng cáo từ các nhãn hàng: khi võ sĩ xây dựng được hình ảnh và tên tuổi, nhà quảng bá sẽ tìm kiếm các thương hiệu có nhu cầu tài trợ, hoặc thuê võ sĩ làm đại diện hình ảnh, quảng cáo cho sản phầm.
- Tiền gửi võ sĩ thi đấu: các nhà quảng bá của võ sĩ sẽ kiếm tiền từ việc gửi các võ sĩ ra nước ngoài thi đấu. Lúc này, bên trả tiền là nhà quảng bá đối tác tổ chức sự kiện.
Thế nhưng, với thực tế ở thị trường Việt Nam, các võ sĩ đã có thể kiếm thu nhập từ 4 nguồn trên hay chưa? Liệu có trở ngại nào, từ chủ quan tới khách quan mà họ phải đối mặt để thực sự biến Boxing chuyên nghiệp thành một nghề nuôi sống bản thân hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu với những kì tiếp theo trong tuyến đề tài về Boxing chuyên nghiệp của Webthethao.vn.